LBP - Bảng Liban
Bảng Liban (LBP) là đơn vị tiền tệ chính thức của Cộng hòa Liban - một quốc gia ở Trung Đông. Ký hiệu của đồng Bảng Liban là ل.ل vã mã ISO 4217 là LBP. Ngân hàng Trung ương Liban (Banque du Liban) chịu trách nhiệm phát hành và quản lý đồng LBP.
Lịch sử hình thành và phát triển của đồng Bảng Liban (LBP)
Năm 1924, đồng Bảng Liban được phát hành lần đầu tiên thay thế cho đồng Piastre Syria, đơn vị tiền tệ chính thức của Syria và Liban khi còn dưới sự quản lý của Ngân hàng Pháp sau thế chiến thứ nhất.
Sau khi Liban tách khỏi sự ủy trị của Syria thì đồng LBP ra đời đánh dấu sự độc lập về tiền tệ của quốc gia này.
Năm 1950 đến 1960, Liban là một trung tâm tài chính quan trọng của khu vực Trung Đông nên đồng LBP trở thành đồng tiền mạnh trong khu vực.
Năm 1975, Nội chiến Liban nổ ra gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế và làm suy giảm giá trị của đồng Bảng Liban. Cuộc chiến xảy ra làm gia tăng tỷ lệ lạm phát, tình hình chính trị mất ổn định khiến cho đồng Bảng Liban bị mất giá nghiêm trọng đặc biệt là so với đồng USD.
Năm 1990, Sau khi nội chiến kết thúc thì chính phủ Liban khôi phục lại nền kinh tế và bình ổn đồng tiền. Với tỷ giá 1 USD = 1,507.5 LBP được duy trì suốt gần hai thập kỷ tạo niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền này.
Năm 2019, Liban đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng khiến cho đồng Bảng Liban bị mất giá nghiêm trọng.
Năm 2020, giá trị đồng LBP bị mất giá hơn 80% so với năm 2019 và cuộc khủng hoảng tài chính tại Liban vẫn tiếp tục diễn ra.
Hiện nay, giá trị của đồng Liban vẫn chưa ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố chính trị, kinh tế. Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Liban phải đối mặt với nhiều thách thức ổn định tỷ giá hối đoái, kiểm soát lạm phát.
Cách mệnh giá của đồng Bảng Liban được phát hành
Bảng Liban được phát hành với nhiều mệnh giá khác nhau gồm tiền xu và tiền giấy. Tuy nhiên do lạm phát cao nên tiền xu ít được sử dụng hơn so với tiền giấy. Đặc biệt các tờ tiền giấy có giá trị cao sử dụng phổ biến hơn trong các lưu thông hàng ngày.
Tiền xu đồng Bảng Liban
Tiền xu của đồng bảng Liban có giá trị nhỏ nên ít được sử dụng trong các giao dịch hàng ngày do tình trạng lạm phát tăng cao. Các mệnh giá tiền xu gồm:
-
250 Piastre
-
500 Piastre
Tiền giấy đồng Bảng Liban
Tiền giấy là loại tiền tệ được giao dịch chủ yếu tại Liban với các mệnh giá phổ biến gồm:
-
1000 LBP
-
5000 LBP
-
10000 LBP
-
20000 LBP
-
50000 LBP
-
100000 LBP
Tiền giấy của đồng bảng Liban được thiết kế đa dạng với các hình ảnh văn hóa, lịch sử và biểu tượng quốc gia. Những đồng tiền mệnh giá 50000 LBP, 100000 LBP đang dần trở nên phổ biến hơn trong các giao dịch hàng ngày do giá trị thực của đồng tiền đã bị suy giảm nghiêm trọng.
Tỷ giá hối đoái của đồng Bảng Liban hiện nay
Tỷ giá hối đoái của đồng Bảng Liban so với đồng USD là:
1 USD = 89,527 LBP
Đây là mức tỷ giá cao phản ánh sự suy yếu của đồng bảng Liban so với đồng Đô la Mỹ. Trong thời gian gần đây giá trị của đồng LBP giảm mạnh liên tục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2019.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá của đồng Bảng Liban (LBP)
Đồng LBP chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội,..Cụ thể như sau:
-
Khủng hoảng chính trị và bất ổn xã hội
Trong nhiều năm qua Liban phải đối mặt với những bất ổn chính trị trong đó cuộc khủng hoảng chính trị năm 2019 là điển hình. Thể chế chính trị bị suy yếu với các cuộc biểu tình đã làm giảm niềm tin của nhà đầu tư đối với đồng LBP.
-
Nợ công và thâm hụt ngân sách
Liban có mức nợ công rất cao vượt quá 170% GDP. Tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài cùng với khối nợ khổng lồ đã khiến các nhà đầu tư mất niềm tin vào khả năng thanh toán của quốc gia dẫn đến áp lực giảm giá đối với đồng LBP
-
Lạm phát và suy thoái kinh tế
Liban đã trải qua tình trạng lạm phát cao dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong sức mua của đồng nội tệ. Năm 2020 lạm phát đã đạt mức ba con số và duy trì ở mức cao khiến đồng LBP mất giá trị nhanh chóng.
-
Chính sách tài khóa và tiền tệ yếu kém
Ngân hàng Trung ương Liban đã cố gắng kiểm soát tỷ giá đồng LBP bằng cách duy trì một mức tỷ giá cố định với đồng USD trong nhiều năm. Nhưng tình hình khủng hoảng kinh tế khiến chính sách này không còn hiệu quả và đồng LBP rơi vào tình trạng mất giá nhanh chóng trên thị trường chợ đen
-
Mối quan hệ thương mại quốc tế
Tình hình căng thẳng trong khu vực Trung Đông và quan hệ thương mại quốc tế của Liban với các nước cũng gây ảnh hưởng đến tỷ giá của đồng LBP. Sự suy yếu dòng vốn nước ngoài và kiều hối đã khiến cung ngoại tệ giảm gây áp lực lên tỷ giá của đồng Bảng Liban.
Như vậy đồng bảng Liban (LBP) bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố phức tạp, chủ yếu liên quan đến bất ổn kinh tế và chính trị của đất nước. Ngoài ra là yếu tố nợ công cao, lạm phát gia tăng và chính sách tài khóa không hiệu quả dẫn đến sự mất giá nhanh chóng của đồng LBP.
Bảng Liban - Thống kê
Bảng Liban - Hồ sơ
Những câu hỏi thường gặp về Bảng Liban
Tỷ giá tiền tệ trực tiếp
Tỷ giá Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương | Lãi suất |
---|---|
Australian Central Bank | 4.35% |
British Central Bank | 4.75% |
Chilean Central Bank | 5.25% |
Chinese Central Bank | 3.1% |
Czech Central Bank | 4% |
Danish Central Bank | 3% |
Japanese Central Bank | 0.25% |
Mexican Central Bank | 10.25% |