INR - Rupee Ấn Độ
Rupee Ấn Độ là đồng tiền chính thức lưu hành tại Ấn Độ, ký hiệu la ₹ ; mã ISO 4217 là INR. Đồng Rupee được chia thành 100 paise (số ít là paisa). Việc phát hành và quản lý đồng Rupee Ấn Độ do Ngân hàng dự trữ Ấn Độ chịu trách nhiệm.
Giới thiệu đồng Rupee Ấn Độ
Đồng Rupee Ấn Độ còn được phát hành là rupaya (tiếng Hindi), roopayi (tiếng Telugu và Kannada), rubai (tiếng Tamil). Ký hiệu của đồng tiền là ₹, Rs hoặc R$. Mã ISO - 4217 là INR. Ngân hàng phát hành đồng Rupee Ấn Độ là Ngân hàng dự trữ Ấn Độ. Một đồng Rupee = 100 paisa.
Rupee Ấn Độ được sử dụng từ thời cổ đại và trở thành đơn vị tiền tệ chính thức từ thế kỷ 16 dưới thời Đế quốc Mughal.
Rupee là một trong những đồng tiền tệ chính ở khu vực Nam Á và sử dụng rộng rãi trong các giao dịch nội địa và quốc tế của Ấn Độ.
Các mệnh giá tờ tiền Ấn Độ
Tại Ấn Độ đang lưu hành tiền giấy và tiền xu gồm mệnh giá như:
-
Tiền xu: 50 paisa, 1, 2, 5, 10, 20 Rupee
-
Tiền giấy: 5 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 2000 Rupee
Lịch sử đồng Rupee Ấn Độ
Đồng Rupee Ấn Độ có nguồn gốc từ thời cổ đại, khoảng thế kỷ 6 trước Công nguyên. Ấn Độ là một trong những nơi đầu tiên trên thế giới phát hành tiền xu, cùng với đồng wen của Trung Quốc và đồng stater của Lydian. Arthashastra, một tác phẩm cổ đại, đã đề cập tới những loại tiền xu bạc, vàng, đồng và chì.
Đế chế Gupta sản xuất một lượng tiền bạc rõ ràng chịu ảnh hưởng từ những đồng tiền của các Satrap phương Tây trước đó của Chandragupta II.
Dưới thời Sultan Sher Shah Suri trị vì (1540 - 1545) đã phát hành một đồng bạc, nặng 178 hạt (hoặc 11,53), cũng được gọi là rupiya. Trong thời Babur, tỷ lệ trao đổi đồng thau sang bạc là khoảng 50:2. Đồng bạc tiếp tục được sử dụng trong thời kỳ Mughal, thời kỳ Maratha cũng như ở Ấn Độ thuộc Anh.
Vào thế kỷ 19, các mỏ bạc lớn ở Mỹ và thuộc địa Châu Âu được phát hiện gây ra cuộc khủng hoảng năm 1873, khiến giá trị của bạc so với vàng và ảnh hưởng tới đồng Rupee.
Năm 1835, Ấn Độ thuộc Anh áp dụng hệ thống tiền bạc đơn kim dựa trên đồng Rupee. Sau cuộc khủng hoảng năm 1873, Ấn Độ chuyển sang hệ thống bản vị vàng vào những năm 1890. Năm 1898, Ủy ban Fowler được thành lập để xem xét tình hình tiền tệ và đề xuất áp dụng bản vị vàng.
Trong Thế chiến I, do chiến tranh giá trị đồng bảng Anh bị giảm mạnh, ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Anh và khiến họ phải tìm kiếm vàng từ những nước Ấn Độ. Từ năm 1931 - 1941, Anh đã mua một lượng vàng lớn từ Ấn Độ và các thuộc địa khác.
Sau khi Ấn Độ giành độc lập năm 1947, đồng Rupee Ấn Độ được sử dụng thay thế tiền tệ của các bang tự trị trước đây.
Năm 1957, Rupee thập phân hóa thành 100 paise. Năm 2010, biểu tượng Rupee mới (₹) chính thức được áp dụng. Tháng 12/2022, Ấn Độ đã chính thức giới thiệu đồng Rupee kỹ thuật số như một loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương.
Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Rupee Ấn Độ
Giá trị của đồng Rupee Ấn Độ (INR) được xác định chủ yếu bởi thị trường nhưng Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) vẫn có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối USD/INR. Mục tiêu của RBI là giảm thiểu biến động tỷ giá và duy trì sự ổn định của đồng Rupee mà không làm thay đổi xu hướng tỷ giá.
RBI can thiệp khi cần thiết để tránh những biến động lớn có thể ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Điều này có thể bao gồm việc mua hoặc bán USD để điều chỉnh tỷ giá.
Ấn Độ áp dụng các quy định hải quan nghiêm ngặt liên quan đến việc nhập khẩu và xuất khẩu Rupee. Người đi ra nước ngoài chỉ được phép mang tối đa 25.000 Rupee.
Việc chuyển đổi tiền tệ từ và sang Rupee cũng bị kiểm soát chặt chẽ. Điều này có nghĩa là không phải lúc nào cũng có thể chuyển đổi tự do giữa Rupee và các loại tiền tệ khác.
Trong tài khoản vãng lai, không có hạn chế về việc chuyển đổi tiền tệ, cho phép giao dịch quốc tế diễn ra dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, trong tài khoản vốn có một số hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp trong nước có thể đưa vốn ra nước ngoài để mở rộng hoạt động nhưng hộ gia đình trong nước bị hạn chế trong việc đầu tư quốc tế.
Chế độ tỷ giá này giúp Ấn Độ duy trì một mức độ ổn định trong nền kinh tế nhưng cũng có thể gây ra những hạn chế đối với việc đầu tư nước ngoài và khả năng đa dạng hóa tài sản của các hộ gia đình trong nước.
Nhìn chung, chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Rupee Ấn Độ phản ánh nỗ lực của chính phủ và Ngân hàng Dự trữ trong việc cân bằng giữa việc duy trì ổn định tỷ giá và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Lịch sử tỷ giá hối đoái đồng Rupee Ấn Độ
Sau Cuộc Tái đúc tiền Lớn năm 1816 tới Thế chiến I, đồng Rupee Ấn Độ dựa trên bạc đã mất giá so với những đồng tiền gắn với vàng và bị phá giá định kỳ. Tỷ giá chính thức giữa bảng Anh và Rupee dao động trong khoảng 1:10 đến 1:15 trong giai đoạn này.
Tỷ lệ vàng - bạc tăng từ 1870 đến 1910, gây khó khăn cho chính quyền thuộc địa trong việc chi trả các khoản chi tiêu ở Anh, dẫn đến tăng thuế và bất ổn.
Sau độc lập, Ấn Độ theo chế độ tỷ giá ngang giá đến năm 1971, sau đó chuyển sang tỷ giá cố định neo theo rổ tiền tệ 1975. Từ 1991, Rupee chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi.
Một số sự kiện quan trọng ảnh hưởng tới tỷ giá Rupee sau độc lập bao gồm:
-
Năm 1949: Phá giá bảng Anh
-
Năm 1966: Phá giá Rupee 57% so với USD
-
Năm 1971: Sau hiệp định Smithsonian, neo lại với bảng Anh
-
Năm 1975: Chuyển sang neo với rổ tiền tệ
-
Năm 1991: Phá giá 18% trong khủng hoảng cán cân thanh toán
-
Năm 1992: Áp dụng Hệ thống Quản lý Tỷ giá Tự do hóa, chuyển đổi sang chế độ thả nổi.
Giá trị đồng Rupee Ấn Độ
Đồng Rupee Ấn Độ (INR) đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế Ấn Độ và ngày càng có ảnh hưởng đối với khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Là tiền tệ chính thức của quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới, INR là trụ cột của hệ thống tài chính, hỗ trợ các giao dịch trong nước và tạo điều kiện thương mại quốc tế.
Trong kinh tế nội địa, đồng Rupee tạo nền tảng cho ổn định giá cả và là phương tiện trao đổi và dự trữ giá trị cho người dân Ấn Độ. Đây cũng là công cụ quan trọng trong việc thực hiện những chính sách tiền tệ của ngân hàng dự trữ Ấn Độ để kiểm soát lạm phát và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trên phạm vi khu vực, đồng INR đang dần trở thành đồng tiền tham chiếu có vai trò quan trọng, đặc biệt là đối với những nước láng giềng như Nepal và Bhutan. Sự tăng trưởng nhanh chóng Ấn Độ về kinh tế góp phần tăng giá trị của đồng tiền Rupee Ấn Độ.
Trên trường quốc tế, dù chưa phải là đồng tiền dự trữ chính, nhưng đồng INR đang dần khẳng định vị thế của mình. Ấn Độ cũng đang thúc đẩy sử dụng đồng Rupee trong thanh toán quốc tế, nhất là thương mại dầu mỏ với mục tiêu giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ.
Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trường tài chính Ấn Độ và vai trò ngày càng lớn của nước này trong nền kinh tế toàn cầu cũng góp phần tăng giá trị của INR trên trường quốc tế.
Rupee Ấn Độ - Thống kê
Rupee Ấn Độ - Hồ sơ
Những câu hỏi thường gặp về Rupee Ấn Độ
Tỷ giá tiền tệ trực tiếp
Tỷ giá Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương | Lãi suất |
---|---|
Australian Central Bank | 4.35% |
British Central Bank | 5% |
Chilean Central Bank | 5.25% |
Chinese Central Bank | 3.1% |
Czech Central Bank | 4.25% |
Danish Central Bank | 3% |
Japanese Central Bank | 0.25% |
Mexican Central Bank | 10.5% |